Bệnh trĩ là loại bệnh gặp rất nhiều trong cuộc sống thường ngày nhất là trong xã hội hiện đại như bây giờ. Nói đến bệnh trĩ thì hầu như ai cũng có thể biết, kể cả những người không bị bệnh nhưng cụ thể bệnh trĩ là gì thì lại rất ít người biết do đó hầu như mọi người không thể chủ động phòng tránh bệnh cũng như phát hiện sớm triệu chứng của bệnh chính vì vậy đại đa số các ca mắc trĩ đều đi thăm khám khi tình trạng bệnh đã rất trầm trọng, thậm chí là đã bị gặp những biến chứng nguy hiểm. Để không rơi vào tình trạng này, các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhưng vô cùng quan trọng về bệnh trĩ.
Vậy bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là loại bệnh lý thuộc khu vực hậu môn trực tràng, hình thành do các tĩnh mạch ở hậu môn bị căng giãn quá mức. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ nhỏ và người già, nhất là những người có thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.
Người mắc bệnh trĩ cần sớm phát hiện ra dấu hiệu bệnh vì việc chữa trị sớm không những đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí chữa bệnh trĩ mà còn giúp người bệnh tránh được những biến chứng nguy hiểm như ung thư đại tràng, nhiễm trùng, thiếu máu, tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới (do bộ phận sinh dục nữ giới có cấu tạo mở và rất gần hậu môn)…
Bệnh trĩ có dấu hiệu gì?
Để nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ không phải là điều khó khăn, mọi người chỉ cần chú ý 1 chút là có thể phát hiện ra các dấu hiệu bất thường ở hậu môn, cụ thể:
- Khi bị trĩ người bệnh sẽ thấy có cảm giác đau rát, khó chịu ở hậu môn trong mỗi lần đại tiện.
- Cảm giác đại tiện khó, khi đại tiện xong có cảm giác đại tiện chưa hết.
- Có thể thấy máu dính kèm theo giấy vệ sinh hoặc phân.
- Có cảm giác ngứa ngáy, cộm ở hậu môn.
- Hậu môn bị sưng, có cục lòi ra (búi trĩ). Ở những người bị trĩ giai đoạn nặng búi trĩ sẽ sa hẳn ra ngoài mà không thể tự co lên được từ đó gây vướng víu, khó chịu cho người bệnh.
Bệnh trĩ xuất phát từ nguyên nhân gì?
Nguyên nhân gây bệnh trĩ chủ yếu là do bị táo bón kinh niên hoặc thường xuyên gây áp lực cho các tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng. Các nguyên nhân này phát sinh từ các thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh của người bệnh, cụ thể:
Về thói quen ăn uống gây táo bón:
- Ăn uống quá ít chất xơ, uống ít nước…
- Sử dụng nhiều các thực phẩm cay nóng, đồ uống chứa cồn, đồ mỡ…
Các thói quen sinh hoạt gây áp lực cho các tĩnh mạch hậu môn:
- Thường xuyên ngồi lì 1 chỗ, ít đi lại vận động…khiến khí huyết không lưu thông được và gây áp lực cho các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng.
- Nhịn đại tiện khiến phân bị khô cứng.
- Mất nhiều thời gian đi đại tiện, khi đại tiện rặn gắng sức, sau đại tiện không vệ sinh hậu môn sạch sẽ.
- Làm việc nặng nhiều.
Cách chữa bệnh trĩ là gì?
Cách chữa bệnh trĩ có rất nhiều và việc sử dụng cách nào mới hiệu quả thì phải phụ thuộc vào loại trĩ (trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp). Các cách điều trị bệnh trĩ phổ biến bao gồm:
- Sử dụng các bài thuốc chữa trị dân gian: Các vị thuốc từ thiên nhiên như rau diếp cá, quả sung, đu đủ xanh, lá lộc vừng…là các vị thuốc chữa trĩ rất hiệu quả bởi trong các thành phần của chúng có chứa các chất giúp giảm sưng, tiêu viêm, kháng khuẩn…rất tốt.
- Sử dụng thuốc: Đây là cách chữa bệnh nội khoa khá đơn giản và tiện lợi. Thuốc chữa bệnh trĩ có rất nhiều chủng loại có thể dùng dạng bôi, đặt, uống. Để biết dùng loại thuốc nào mới phù hợp với tình trạng bệnh và mang lại kết quả điều trị người bệnh cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp cuối cùng, thường chỉ được áp dụng khi các cách trên đã bị thất bại.
Bệnh trĩ có thể phòng tránh được không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng tại phòng khám đa khoa Thái Hà thì bệnh trĩ hoàn toàn có thể phòng tránh. Các bạn chỉ cần tạo cho mình 1 thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh là có thể tránh được căn bệnh phiền toái này hỏi thăm.
Để phòng tránh bệnh các bạn cần:
- Tăng cường bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày. Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, các loại củ…
- Tránh xa các đồ cay nóng như ớt, mù tạt, rượu bia…
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để kích thích nhu động ruột và giảm táo bón.
- Thường xuyên đi lại vận động. Nếu tính chất công việc đòi hỏi phải ngồi nhiều thì cứ sau nửa tiếng cần đi lại 1 lần để cho khí huyết được lưu thông và giảm áp lục cho các tĩnh mạch ở vùng hậu môn.
- Tuyệt đối không được nhịn đại tiện, nên tập đại tienj vào 1 giờ nhất định.
- Không ngồi lâu hay rặn khi đại tiện.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ hàng ngày, nhất là sau mỗi lần đại tiện để tránh làm viêm nhiễm hậu môn.
- Không quan hệ qua đường hậu môn.
- Không làm việc quá sức.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
Hi vọng những thông tin trong bài viết bệnh trĩ là gì sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn các kiến thức cơ bản về căn bệnh phiền phức này để từ đó có thể phòng tránh kịp thời. Nếu không may xuất hiện các triệu chứng bệnh trĩ như trên hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám. Mọi thắc mắc vui lòng gọi: 01665 115 116 – 01665 116 117 để được các chuyên gia hậu môn trực tàng tại phòng khám đa khoa Thái Hà tư vấn trực tiếp.
Nguồn: http://tribenhtri.net/benh-tri-la-gi-tim-hieu-ve-benh-tri-10278.html