Mách mẹ 10 mẹo chữa bệnh trĩ khi mang thai vô cùng hiệu quả.

Bệnh trĩ khi mang thai là do đâu? Trĩ là một trong những triệu chứng thường gặp khi mang thai. Bà bầu bị trĩ là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nhiều mẹ bầu lo lắng không biết làm cách nào để điều trị bệnh trĩ mà lại không gây ảnh hưởng tới thai nhi.

Bệnh trĩ ở bà bầu
Bệnh trĩ ở bà bầu

Dấu hiệu cho thấy bà bầu bị mắc bệnh trĩ

Một số dấu hiệu cho thấy rất có thể mẹ bầu đã bị mắc bệnh trĩ:

  • Thường xuyên bị táo bón, đi vệ sinh khó khăn, đau rát.
  • Đi ngoài ra máu: lúc đầu ít, chỉ dính trên phân, càng về sau lượng máu càng nhiều.
  • Có búi trĩ lòi ra (nếu bị trĩ ngoại)
  • Rối loạn chức năng ruột.

Khi phát hiện ra những dấu hiệu này, có thể mẹ bầu đã bị mắc bệnh trĩ. Vậy làm sao để điều trị bệnh trĩ hiệu quả mà không làm ảnh hưởng tới thai nhi

Làm sao để chữa bệnh trĩ ở bà bầu?

Chữa bệnh trĩ ở bà bầu thường khó hơn những ca bệnh trĩ thông thường bởi bà bầu không thể uống thuốc, không thể phẫu thuật và nếu điều trị không hợp lý có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Vì thế, để chữa bệnh trĩ, bà bầu có thể chữa theo phương pháp dân gian kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Đó là:

1.Ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Chế độ ăn uống góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh trĩ. Trái cây và rau xanh là những thực phẩm chứa nhiều chất xơ tốt nhất cho bà bầu để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. Bạn có thể chế biến chúng theo nhiều cách khác nhau (ví dụ như làm sinh tố, hấp, làm bánh…) để không bao giờ cảm thấy nhàm chán với các thực đơn làm từ rau, củ, quả.

2.Uống nhiều nước

Để giảm sự khó chịu của bệnh trĩ khi bầu bí, bạn nên uống ít nhất từ 8 – 10 ly nước hay  1,5-2 lít nước mỗi ngày. Hơn thế nữa, uống nhiều nước cũng giúp bà bầu tránh bị táo bón- nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ.

3.Bổ sung thực phẩm nhiều nước trong các bữa ăn hàng ngày

Ngoài việc uống nước hàng ngày, bà bầu cần bổ sung nước qua nhiều thực phẩm khác như rau, củ, quả và trái cây. Đặc biệt, nước ép hoa quả rất tốt cho bà bầu vì chúng không những chứa nước mà còn chứa các dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và bé.

4.Không nhịn đại tiện

Nếu cảm thấy khó chịu và cần đi vệ sinh ngay, đừng cố nhịn. Hãy đi “giải quyết” vấn đề của bạn ngay, nếu không phân sẽ bị khô cứng và khi đi qua hậu môn sẽ khiến ống hậu môn của bạn bị đau rát, khó chịu, tạo búi trĩ, thậm chí là chảy máu.

5.Tắm nước ấm

Tắm nước ấm có tác dụng tuần hoàn máu. Vì thế, bà bầu bị trĩ có thể ngâm riêng hậu môn của mình bằng nước ấm, máu ở tĩnh mạch hậu môn sẽ được lưu thông, giảm sưng và giảm đau các búi trĩ nhanh chóng. Có thể thực hiện tắm nước nóng 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

Cách chữa bệnh trĩ ở bà bầu
Cách chữa bệnh trĩ ở bà bầu

6.Vận động thích hợp

Bạn không nên ngồi nhiều khi mang thai, nhưng cũng không nên đứng nhiều vì điều này có thể gây nhiều áp lực cho vùng hậu môn. Do đó, hãy vận động thích hợp hàng ngày như đi bộ, tập yoga, tập các bài tập nhẹ; tránh đứng lâu hoặc ngồi lâu.

7.Bôi thuốc ngoài da

Chiết xuất nước cây phỉ hoạt động giống như một chất làm se tự nhiên. Đơn giản, bạn chỉ cần dùng bông đã tiệt trùng thấm nước cây phỉ và nhẹ nhàng đắp vào vùng hậu môn. Hãy làm vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ và kiểm tra hiệu quả của cách chữa bệnh trĩ này.

8.Sử dụng khăn lau của em bé

Bà bầu bị trĩ nên tránh sử dụng khăn giấy vệ sinh khô. Thay vào đó, hãy dùng khăn lau của em bé để hạn chế gây tổn thương và khó chịu cho vùng da hậu môn bị tổn thương, cả ở trong và ở ngoài.

9.Chườm lạnh

Nếu bạn bị trĩ khi mang bầu luôn có cảm giác đau rát khó chịu thì nên dùng đá lạnh để chườm hàng ngày. Việc làm này sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau đớn và giảm sưng tấy an toàn, hiệu quả.

10.Vệ sinh hậu môn sạch sẽ

Đối với chị em mắc bệnh trĩ, hậu môn đã bị tổn thương và dễ dàng bị nặng do nhiễm khuẩn. Bởi vậy, sau khi đi đại tiện hoặc trước khi đi ngủ bạn nên lau hậu môn bằng khăn mềm, ướt và không nên dùng những loại giấy khô sẽ gây đau, búi trĩ chảy máu nhiều hơn. Ngoài ra, việc rửa hậu môn bằng nước ấm pha muối sau khi đi đại tiện sẽ giúp máu ở tĩnh mạch hậu môn lưu thông, sạch sẽ và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Bài viết xem thêm:

Trên đây là những cách làm giảm triệu chứng bệnh trĩ ở bà bầu mà chị em nên tham khảo. Nếu tình trạng bệnh trĩ đã ở mức độ nặng thì mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám và có cách điều trị phù hợp nhất.

Share This Post

Post Comment