Dấu hiệu bệnh trĩ? Cách điều trị hiệu quả

Trĩ không những là bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, đời sống tình dục, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Để người bệnh nắm rõ về bệnh trĩ, chúng tôi xin được chia sẻ về những dấu hiệu do bệnh trĩ gây ra để từ đó có cách điều trị hiệu quả.

Triệu chứng của bệnh trĩ
Triệu chứng của bệnh trĩ

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ

Bệnh trĩ có nhiều dấu hiệu dễ nhất biết, nếu để ý có những biểu hiện bất thường dưới đây bạn sẽ nhận biết được tình trạng của mình và có hướng thăm khám kịp thời.

Ngứa rát, đau buốt hậu môn

Hậu môn bị ngứa rát là biểu hiện sớm nhất do trĩ gây ra. Mỗi khi đi vệ sinh bạn bị đau rát do tình trạng táo bón và nó kéo dài tới hàng giờ đồng hồ, kể cả sau khi đã đi đại tiện xong. Tỉ lệ đau rát tương đương với mức độ của bệnh trĩ.  Vì thế, khi đi đại tiện khó, táo bón kéo dài gây đau rát bạn nên nghĩ ngay đây là dấu hiệu ban đầu của trĩ.

Chảy máu khi đi đại tiện

Đây là dấu hiệu thường bắt gặp ở những người bị bênh trĩ. Máu có thể theo phân, hoặc dính vào giấy vệ sinh . Thậm chí, nếu bị nặng máu có thể nhỏ giọt thành tia. Nếu bạn phát hiện ra những dấu hiệu trên thì khả năng cao là bạn đã mắc bệnh trĩ. Việc máu ra nhiều hay ít còn tùy thuộc vào mức độ bệnh.

Sa trĩ

Ban đầu trĩ nhẹ búi trĩ lòi ra ngoài nhưng vẫn có thể tự co lên được nhưng trĩ nặng thì búi trĩ không thể co lại phải dùng lực tay để đẩy lên. Trường hợp này, người bệnh nên thăm khám và điều trị sớm để không xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Viêm nhiễm hậu môn

Trường hợp búi trĩ sa ra ngoài sẽ tiết theo dịch nhầy. Dịch nhầy lúc nào cũng ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn, ký sinh trùng sinh sôi nảy nở gây viêm nhiễm xung quanh vùng hậu môn và kèm theo tình trạng ngứa ngáy. Có nhiều trường hợp bị viêm loét do chủ quan và không vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn khi bị trĩ.

Cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Điều trị nội khoa

Phương pháp này được áp dụng cho trường hợp bị trĩ nhẹ. Hãy vệ sinh vùng bệnh ngâm nước ấm 2-3 lần/ ngày để giảm đau sưng.

Thuốc điều trị bệnh trĩ bao gồm thuốc uống, thuốc bôi và thuốc đặt giúp bảo vệ vi tuần hoàn, giảm sưng đau phù nề và có tác dụng kháng viêm tại chỗ.

Thuốc bôi và đặt cũng giúp kháng viêm, giúp co búi trĩ, giảm sưng.

Điều trị bằng thủ thuật

Phương pháp chích xơ: chích xơ được áp dụng cho những người bệnh ở giai đoạn trĩ độ 1 và 2

Thắt trĩ vằng vòng cao su: phương pháp này cũng được áp dụng đối với trĩ nhẹ

Phẫu thuật cắt trĩ: trường hợp trĩ nặng, búi trĩ sưng to phải phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc bằng các phương phác như  OT Longo.

Ngoài những phương pháp đó ra hiện nay phòng khám Thái Hà đã và đang áp dụng thành công cho nhiều bệnh nhân bị trĩ bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu PPH/ HCPT. Phương pháp này không cần cắt bỏ phần đệm của hậu môn, nhằm đảm bảo chức năng hậu môn được hoạt động như thường, ít gây đau và không gây viêm nhiễm.

Máy kẹp PPH không làm ảnh hưởng đến vùng da xung quanh và thời gian tiểu phẫu ngắn, không gây chảy máu vì thế phù hợp với mọi đối tượng.

Ngoài việc điều trị ra thì người bệnh cần tập thói quen đi vệ sinh đều đặn, điều chỉnh thói quen ăn uống như bổ sung nhiều chất xơ, hạn chế ăn các chất cay nóng hay đồ uống có tính kích thích. Bổ sung nước cho cơ thể để giúp phân mềm, hệ tiêu hóa tốt hơn.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về dấu hiệu của bệnh trĩ cũng như cách điều trị hiệu quả. Nếu còn thắc mắc nào về bệnh các bạn có thể kích chuột vào ô bên dưới để được tư vấn hiệu quả.

Share This Post

Post Comment