Hỏi đáp cùng chuyên gia về bệnh lòi dom

Bệnh lòi dom hay dân gian còn gọi là bệnh trĩ. Đây là chứng bệnh có tỷ lệ người mắc rất cao. Mặc dù lòi dom không ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy bạn có biết bệnh lòi dom là gì và quá trình phát triển của bệnh lòi dom như thế nào không?

Bệnh lòi dom
                        Bệnh lòi dom

Bệnh lòi dom

Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom hình thành và phát triển là do các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn bị giãn quá mức. Trong trạng thái bình thường, các mô này giúp kiểm soát phân thải ra. Khi các mô này phồng lên do nguyên nhân nào đó mà không thể xẹp trạng thái ban đầu thì gọi là trĩ. Hiện tượng búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn dân gian vẫn thường gọi đó là lòi dom.

Phụ nữ mang thai, nhân viên văn phòng là những đối tượng được chứng bệnh này thường xuyên “dòm ngó” và có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Vậy tại sao lại vậy? Nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ hay lòi dom là gì và cần chú ý những gì để phòng tránh và điều trị bệnh?

Nguyên nhân chính gây ra bệnh lòi dom 

Bệnh lòi dom do 4 nguyên nhân chính gây ra:

  • Chế độ ăn uống không khoa học, ăn ít chất xơ, uống ít nước và sử dụng nhiều chất béo, có chứa nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn cay.
  • Hiện tượng táo bón kéo dài không có biện pháp khắc phục kịp thời.
  • Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: Ít vận động, hay ngồi một chỗ với một tư thế, đứng lâu không đi lại sẽ khiến khí huyết lưu thông kém, gây ứ trệ các tĩnh mạch vùng hậu môn.
  • Thường nhịn đại tiện

Bệnh lòi dom nếu không được điều trị sớm, để cho mức độ phát triển của bệnh tăng cao sẽ càng khó chữa trị, bệnh càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân.

Theo thống kê, có khoảng 45% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom. Đây là căn bệnh “khó nói”, người bệnh do tâm lý ngại ngùng thường giấu giếm, chỉ đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn trầm trọng mới tới bác sĩ thăm khám.

Các cấp độ phát triển của bệnh lòi dom

Các cấp độ bệnh lòi dom
Các cấp độ bệnh lòi dom

Bệnh lòi dom cũng giống như bệnh trĩ, phát triển trên từng bước qua 4 cấp độ tương ứng với 2 giai đoạn của bệnh.

Bệnh lòi dom giai đoạn nhẹ

Lòi dom cấp độ 1

Đây là giai đoạn bệnh mới được hình thành, biểu hiện của bệnh cũng chưa quá rõ ràng. Tuy nhiên, nếu chú ý một chút chúng ta sẽ nhận thấy một số biểu hiện khác biệt ở vùng hậu môn như: ngứa ngáy, đau rát, luôn có cảm giác như hậu môn có dị vật ở bên trong khiến cho bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó chịu. Ngoài ra chúng ta còn có thể thấy một lượng máu nhỏ dính ở phân hoặc trên giấy lau khi đi đại tiện.

Lòi dom cấp độ 2

Bệnh lòi dom ở cấp độ 2, bệnh đã hình thành được một thời gian nhưng vẫn ở mức độ nhẹ, bệnh chưa gây quá nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Tình trạng chảy máu hậu môn đã trở nên rõ rệt hơn. Khi bệnh nhân đi đại tiện, chúng ta bắt đầu phát hiện tình trạng lòi dom bắt đầu xuất hiện ra bên ngoài hậu môn, sau đó lại có thể tự co lại vào bên trong.

Bệnh lòi dom giai đoạn nặng

Lòi dom cấp độ 3

Đây là cấp độ đầu tiên của bệnh lòi dom giai đoạn bệnh chuyển nặng. Những biểu hiện của bệnh cũng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng nhiều hơn đến cuộc sống, sinh hoạt của bệnh nhân. Búi trĩ đã có những dấu hiệu khó kiểm soát được, mỗi khi đi đại tiện, di chuyển mạnh, chạy nhảy, khi ho búi dom cũng có thể sa ra ngoài. Mỗi khi bị lòi dom, bệnh nhân phải dùng tay để nhét lại búi trĩ trong hậu môn.

Lòi dom cấp độ 4

Đây là tình trạng nặng nhất của bệnh lòi dom, hậu môn bắt đầu xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, chảy mủ, máu chảy ra nhiều hơn, bệnh nhân có thể bị chóng mặt hoặc bị ngất do mất máu quá nhiều. Ngoài ra bệnh nhân còn bị lòi dom nặng, không thể nhét lại vào bên trong được nữa.

Xem thêm: Cách chữa bệnh lòi dom

Lưu ý của bác sĩ

Để giảm nhẹ tình trạng của bệnh lòi dom, cơn đau trĩ không còn là nỗi ám ảnh trong cuộc sống hàng ngày, bác sĩ chuyên khoa hậu môn phòng khám đa khoa Thái Hà khuyên người bệnh nên thực hiện 4 điều sau:

  • Điều chỉnh lịch làm việc, nghỉ ngơi khoa học: Khi làm việc cần đứng dậy đi lại vài phút sau mỗi giờ làm việc. Một ngày nên nghỉ ít nhất 7h để đảm bảo sức khỏe.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh – sạch sẽ – đầy đủ dưỡng chất: Thường xuyên ăn rau và những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, uống nhiều nước và tránh đồ uống có cồn, gas,… Tránh ăn những thực phẩm có hại cho hệ tiêu hóa như đồ ăn sẵn, đồ ăn cay, nóng.
  • Tăng cường vận động, tập cơ hậu môn mỗi ngày
  • Giảm cơn đau bằng các loại thảo dược

Trên đây là những chia sẻ của phòng khám Thái Hà về bệnh lòi dom cũng như các mức độ phát triển cùng cách phòng tránh hiệu quả.

Share This Post

Post Comment