Biểu hiện của bệnh trĩ và cách phòng tránh

Bệnh trĩ bao gồm 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Biểu hiện của bệnh trĩ của mỗi loại là khác nhau. Dựa vào những biểu hiện này người bệnh có thể biết được mình đang mắc bệnh trĩ nào, từ đó có hướng giải quyết triệt để hơn. Bài viết sau đây phòng khám trĩ Thái Hà sẽ phân tích cụ thể trong bài viết dưới đây. 

benh-tri-co-bieu-hien-nhu-nao

Bệnh trĩ có biểu hiện như thế nào

Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại được phân định với nhau bởi đường lược (đây là nơi nối tiếp giữa tầng phôi trong và tầng phôi ngoài trong thời kỳ phôi thai. Vì thế, cấu tạo trên dưới của đường lược có sự khác biệt rõ rệt. Nằm trên đường lược là trực tràng, bề mặt được phủ bởi niêm mạc là lớp thượng bì hình cột. Dưới đường lược là ống hậu môn, được phủ bởi da).  Nếu búi trĩ nằm phía trên đường lược thì được gọi là bệnh trĩ nội. Nếu búi trĩ nằm phía dưới đường lược thì được gọi là bệnh trĩ ngoại.

Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại

  • Búi trĩ xuất phát bên dưới đường lược
  • Bề mặt là lớp biểu mô lát tầng
  • Xung quanh có thần kinh cảm giác
  • Diễn tiến và biến chứng: đau (chủ yếu do thuyên tắc), mẩu da thừa

Biểu hiện của bệnh trĩ nội

  • Búi trĩ xuất phát ở bên trên đường lược
  • Bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn
  • Xung quanh không có thần kinh cảm giác
  • Diễn tiến và biến chứng: chảy máu khi đi đại tiện, khi ngồi nhiều, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn.

Tuỳ theo diễn tiến của người bệnh mà bệnh trĩ nội sẽ được phân thành bốn cấp độ khác nhau. Cụ thể:

  • Trĩ nội độ 1: cấp độ nhẹ. Bệnh mới hình thành, chảy máu đỏ tươi khi đi đại tiện là triệu chứng chính. Máu có khi được phát hiện trên phân hoặc trên giấy vệ sinh. Ngoài ra có thể kèm theo đau rát khi đi đại tiện.
  • Trĩ nội độ 2: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng có thể tự co lên được, vần kèm đại tiện ra máu.
  • Trĩ nội độ 3: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, nhưng phải dùng tay đẩy mới lên được. Máu lúc này có thể nhỏ thành giọt hoặc thi thoảng bị thấm vào quần.
  • Trĩ nội độ 4: búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử. Người bệnh hầu như không thể ngồi được tại chỗ quá 15 phút do những cơn đau kéo đến.

Biểu hiện của bệnh trĩ hỗn hợp

Tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện triệu chứng bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ

Bệnh trĩ rất dễ mắc phải nhưng cũng dễ dàng phòng tránh bệnh trĩ nếu người bệnh tuân thủ theo các chỉ dẫn sau:

  • Mỗi bữa ăn đều có thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau, quả
  • Đi đại tiện mỗi ngày một lần vào cùng một thời điểm
  • Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày
  • Thường xuyên tập luyện để nâng cao sức dẻo dai, bền bỉ cho cơ hậu môn
  • Không ngồi hay đứng lậu tại 1 vị trí quá 1tiếng
  • Hạn chế tâm trạng chán nản, hay stress
  • Nghỉ ngơi đủ giấc.khi bị táo bón cần sử dụng thuốc làm mềm phân chứ không nên cố ngồi lâu hay cố rặn.

Khi các biểu hiện bệnh trĩ đã xuất hiện khiến bạn cảm thấy chịu thì khả năng cao bạn đã mắc trĩ cấp độ 3. Vì vậy mà bạn cần tới ngay cớ ở y tế chuyên khoa gần nhất để được khám và điều trị. Nếu bệnh trĩ để lâu có thể là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư trực tràng rất nguy hiểm.

Share This Post

Post Comment