Bệnh trĩ có di truyền không? Có lây không? Phòng tránh thế nào?

Hiện nay, trong nhiều gia đình, có tới 2, 3 người bị mắc bệnh trĩ. Vì thế nên nhiều người đặt ra nghi vấn bệnh trĩ có phải do di truyền không? Hay bệnh trĩ có thể lây? Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà.

Bệnh trĩ có di truyền không?
Bệnh trĩ có di truyền không?

Bệnh trĩ – những điều cần biết

Bệnh trĩ còn có tên gọi khác là bệnh lòi dom. Đây là tình trạng căng dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn.

Dựa vào giải phẫu, bệnh trĩ được chia thành 2 loại: Trĩ nội và trĩ ngoại. việc phân loại ” trĩ nội” hay “trĩ ngoại” phụ thuộc vào yếu tố “cơ thắt hậu môn”. Trĩ nội xuất hiện phía trên cơ thắt hậu môn, là loại trĩ thường gặp. Trĩ ngoại là những búi trĩ xuất hiện phía dưới cơ thắt hậu môn.

Dân gian có câu nói khá hình tượng “Thập nhân, cửu trĩ” (10 người thì 9 người bị bệnh). Thực tế, tỷ lệ mắc bệnh trĩ không nhiều tới như vậy nhưng quả thật bệnh trĩ là một bệnh rất phổ biến.

Khi nào chúng ta nghi ngờ mình mắc trĩ?

  • Chảy máu – Đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ mà bạn cần phải chú ý tới. Mới đầu, máu có thể chỉ lẫn trong phân và thấm trên giấy. Nhưng càng về sau thì lượng máu chảy ra càng nhiều trong quá trình đi vệ sinh , có thể thành tia, thành giọt.
  • Táo bón kéo dài: tình trạng táo bón kéo dài không có dấu hiệu hết thì bạn phải nghĩ ngay tới nguy cơ mình bị mắc bệnh trĩ là rất cao.
  • Sau chảy máu, triệu chứng lòi búi trĩ sẽ xuất hiện. Lúc đầu đi đại tiện sẽ có khối nhỏ lồi ra, nhưng nhanh chóng hồi về vị trí cũ sau khi đại tiện. Càng về sau bệnh trĩ càng tiến triển nhanh, đến mức nhiều người phải dùng tay nhét búi trĩ vào bên trong. Đến giai đoạn nặng, trĩ có thể gây sưng đau, chảy dịch, ngứa vùng hậu môn,…

Bệnh trĩ có di truyền không?

Bệnh trĩ có di truyền được không?
Bệnh trĩ có di truyền được không?

Bệnh trĩ được biết tới là bệnh có nguyên nhân chính là do việc táo bón kéo dài và thường thì những người trong gia đình thường 1 hoặc 2 có thể hơn có thể bị bệnh vì thế người ta nghĩ rằng bệnh trĩ do di truyền gây nên. Nhưng câu trả lời của các nhà khoa học là bệnh trĩ không phải là bệnh di truyền và bệnh trĩ cũng không thể lây.

Nguyên nhân trong một gia đình có nhiều người mắc bệnh trĩ thì đó có thể là do các thành viên cùng có chế độ sinh hoạt giống nhau, ăn uống giống nhau. Và nếu chế độ đó không khoa học (nhiều chất cay, nóng…) thì sẽ sinh táo bón – một trong những nguyên nhân chính dẫn tới bệnh trĩ. Chính vì thế nguy cơ bị bệnh trĩ giữa các thành viên trong gia đình là do thói quen chứ không hề do di truyền như nhiều người nghĩ

>>> Có thể bạn quan tâm:

Để phòng bệnh trĩ thì bạn cần làm gì?

Để phòng tránh cũng như hạn chế tình trạng bệnh trĩ thì người bệnh cần lưu ý thực hiện những điều sau:

  • Uống nhiều nước giúp phân mềm và dễ đại tiện.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây sẽ giúp phân mềm, khối phân tăng thêm nhờ thế bệnh nhân bớt phải rặn và gián tiếp tránh được bệnh trĩ.
  • Bệnh nhân cần vận động để tránh tăng áp lực trong tĩnh mạch nhất là sau khi ngồi hoặc đứng lâu. Vận động cũng giúp tránh táo bón và giảm trọng lượng nếu bệnh nhân béo phì.
  • Tránh đứng hoặc ngồi lâu.

Khi phát hiện bệnh bạn không nên e ngại mà cần đi điều trị kịp thời để tránh chịu đau đớn và kéo dài quá trình chữa bệnh lại rất gây tốn kém và ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Share This Post

Post Comment