Để chữa bệnh trĩ, đặc biệt là bệnh trĩ ngoại nhẹ, chúng ta có thể áp dụng những phương pháp dân gian, cụ thể là chữa bệnh trĩ bằng tỏi rất hiệu quả. Vậy bạn có muốn biết phải làm sao để có thể áp dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng tỏi đúng chuẩn nhất không?
Bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại được xem là chứng bệnh có nhiều người mắc phải nhất trong số 3 dạng của bệnh trĩ. Bệnh trĩ ngoại thường sớm được phát hiện và điều trị nhanh hơn, do người bệnh có thể sờ thấy khi trĩ ở mức độ nhẹ.
Bệnh trĩ ngoại là hiện tượng các tĩnh mạch trĩ bị căng dãn đột ngột do các tĩnh mạch vùng hậu môn bị chèn ép quá mức hoặc do viêm nhiễm, tụ máu dẫn đến việc các dây tĩnh mạch vùng hậu môn bị rối sưng phồng lên ở vùng da tại các nếp gấp vùng hậu môn.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ ngoại là do hiện tượng táo bón kéo dài, chế độ ăn uống nghỉ ngơi và sinh hoạt không khoa học. Nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại là do lười vận động, giữ nguyên trong một trạng thái quá lâu gây ra bệnh trĩ ngoại. Đây là những nguyên nhân khiến cho tĩnh mạch ở vùng nếp gấp hậu môn bị chèn ép, căng phồng tạo nên các búi trĩ ngoại ngay ngoài hậu môn.
Cũng tương tự như bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại cũng được phân thành 4 loại cấp độ dựa vào các hiểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Nếu bệnh trĩ ngoại vẫn đang ở trong giai đoạn nhẹ, bệnh chỉ ở cấp độ 1 và cấp độ 2 thì có thể chữa bệnh trĩ ngoại bằng những phương pháp dân gian khá hữu hiệu.
Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng tỏi
Theo số liệu thống kê có khoảng 2/3 số bệnh nhân trĩ không được chữa bệnh trĩ ở những giai đoạn đầu vì thế có thể gây ra những biến chứng bệnh trầm trọng hơn. Thực ra, nếu bệnh được phát hiện sớm chúng ta có thể chữa bệnh trĩ bằng tỏi rất đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà.
Chữa bệnh trĩ bằng cách ăn tỏi sống
Tỏi sống có tác dụng hiệu quả trong việc chữa trị kháng viêm chống khuẩn rất hiệu quả. Đồng thời ăn nhiều tỏi sống còn có tác dụng giúp làm giảm đau, ngứa, rát vùng hậu môn.
Tuy nhiên, nhiều người không thích mùi tỏi sống hoặc cảm thấy cay nóng nên cảm thấy khó ăn. Nên thay vì ăn tỏi sống hằng ngày, chúng ta còn có thể ăn tỏi bằng cách chế biến tỏi thành món ăn, ví dụ như nấu cùng với rau hoặc thịt và ăn cùng với cơm để chữa bệnh trĩ ngoại.
Dùng tỏi làm thuốc đặt chữa bệnh trĩ ngoại
Lấy tỏi khô bóc sạch vỏ ngoài, cắt nhỏ vừa bằng viên thuốc vừa bằng lỗ hậu môn. Đặt “viên” tỏi sạch vào hậu môn, đẩy sâu vào bên trong trực tràng. Đẩy nguyên viên tỏi ở bên trong hậu môn qua đêm, để đến sáng sớm ngày hôm sau thì đi đại tiện để đẩy viên tỏi đi ra ngoài. Sau đó rửa sạch hậu môn bằng nước sạch và dùng giấy vệ sinh mềm hoặc khăn bông mềm lau khô. Nhờ tác dụng kháng viêm chống khuẩn của tỏi mà giúp người bệnh tác động trực tiếp lên hậu môn so với ăn sống nên sẽ hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, khi hậu môn đang bị chảy máu tuyệt đối không nên nhét tỏi vào hậu môn, bởi tính nóng của củ tỏi sẽ khiến cho tình trạng nghiêm trọng hơn.
Uống nước cốt tỏi
Ta lấy tỏi bóc sạch vỏ, giã nát rồi ép lấy khoảng một chén nhỏ nước cốt tỏi. Nước cốt này dùng để pha loãng với nước đun sôi để nguội, uống thường xuyên để chữa trĩ. Người mắc bệnh trĩ có thể uống nước cốt tỏi pha nước mỗi ngày trong khoảng vài tuần đến vài tháng sẽ thấy các triệu chứng trĩ giảm đi nhiều.
Dùng nước rượu ngâm tỏi
Tỏi ngâm rượu có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của người dùng bao gồm tác dụng chữa bệnh trĩ hiệu quả. Cách làm rất đơn giản, bóc sạch vỏ tỏi rồi cho tỏi vào bình rượu trắng, (lưu ý khi ngâm nên cho rượu ngập tỏi) ngâm trong khoảng 15 ngày là đã có thể uống được. Hằng ngày, người mắc bệnh trĩ cần uống từ 1 tới 2 thìa cà phê rượu tỏi mỗi ngày 2-3 để làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ.
Chế độ ăn uống sinh hoạt để phòng tránh và điều trị bệnh trĩ
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ có tác dụng hiệu quả giúp nhuận tràng, khả năng loại bỏ chất thải trong đường ruột nhanh chóng, đi đại tiện cũng dễ dàng hơn, làm mềm phân, giúp tránh được tổn thương trực tràng và hậu môn. Khi việc đại tiện thuận lợi và dễ dàng sẽ làm tăng tốc độ loại bỏ các độc tố ra ngoài cơ thể, giảm độ đậm đặc của các chất độc trong đường ruột, góp phần giảm thiểu nguy cơ bị ung thư đại tràng và bệnh trĩ ngoại, trĩ ngoại.
Một số loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ: Các loại rau xanh như rau đay, mồng tơi, rau sam,… các loại hoa quả và nước trái cây.
Bổ sung nước cho cơ thể mỗi ngày.
Cơ thể con người chiếm 75% là nước, nếu không được bổ sung đầy đủ thường xuyên sẽ khiến cho một số bộ phận cần ít nước hơn sẽ thiếu, làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy hãy thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể, giúp giảm các độc tố ra ngoài. Việc uống đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp bạn phòng tránh, hỗ trợ quá trình chữa bệnh trĩ hiệu quả.
Hạn chế các đồ ăn mặn.
Lượng muối cung cấp quá nhiều vào cơ thể sẽ khiến cho các tế bào và mạch máu căng ra, điều này sẽ kích thích khối trĩ ngoại, trĩ ngoại phát triển càng nghiêm trọng hơn, là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại. Vì vậy, việc hạn chế ăn quá nhiều muối cũng là cách chữa bệnh trĩ hiệu quả. Vì vậy để chữa bệnh trĩ ngoài hiệu quả, bệnh nhân tuyệt đối không nên ăn nhiều muối, nấu đồ ăn quá mặn.
“Tập trung” khi đi đại tiện
Nhiều người hay có thói quen đi đại tiện vẫn mang theo quyển sách hoặc chiếc điện thoại để “tranh thủ” dùng. Việc này khiến cho chúng ta không “tập trung” được vào việc đại tiện khiến cho quá trình đi đại tiện trở nên khó khăn hơn, gây trở ngại cho quá trình chữa bệnh trĩ ngoại.
Giữ gìn vệ sinh phần hậu môn.
Vùng hậu môn là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất, đây cũng là nơi dễ bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt là đối với trường hợp bệnh trĩ ngoài đã nặng, các búi trĩ đã bị sa ra ngoài hậu môn, các dịch hậu môn tiết ra khiến cho tình trạng viêm nhiễm càng trở nên nguy hiểm hơn. Đối với phái nữ, vùng hậu môn gần với vùng âm đạo, chất bài tiết từ âm đạo tiết ra nhiều có thể kích thích lên vùng da hậu môn và đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng. Sau khi đi đại tiện, bạn có thể sử dụng giấy vệ sinh mềm và không mùi để lau sạch vùng hậu môn, thường xuyên thay đồ lót để phòng tránh bệnh trĩ ngoại.
Bài viết nên xem:
Trên đây là một số chia sẻ về bệnh trĩ ngoại chữa bằng tỏi, chi tiết cách sử dụng và những lưu ý hỗ trợ trong việc chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả và nhanh chóng.