Trĩ nội độ 1, 2 hay còn gọi là bệnh trĩ nhẹ là giai đoạn đầu tiên của bệnh trĩ. Bệnh trĩ nội ở giai đoạn này thường khó phát hiện mà đến khi bệnh trở nặng thì người bệnh mới biết mình bị mắc bệnh trĩ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bệnh trĩ nội này? Bệnh có dấu hiệu nào nhận biết không và cách điều trị như thế nào mới hợp lý.
Bệnh trĩ nội độ 1: Nguyên nhân và dấu hiệu
Trĩ nội là tình trạng các tĩnh mạch trong ống trực tràng thuộc vùng hậu môn trực tràng bị giãn quá mức và phình to ra. Các tĩnh mạch nằm ở phía trên đường lược, bao bọc quanh búi trĩ là niêm mạc.
Trĩ cấp độ 1, 2 được xem là mức độ nhẹ nhất của bệnh trĩ . Tuy nhiên, bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dễ dàng chuyển sang trĩ nội nặng- độ 3, 4 với những biểu hiện triệu chứng phức tạp và khó lường hơn.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội, 3, 4
Áp lực lên thành hậu môn do đại tiện lâu, không đúng cách
Áp lực lên mạch máu vùng hậu môn khi đi đại tiện không đúng cách, thời gian đại tiện lâu khiến mạch dễ bị phù, tạo cơ hội cho búi trĩ hình thành.
Hệ thống tiêu hóa rối loạn
Khi bị táo bón, người bệnh thường dùng sức để rặn đẩy phân ra ngoài, điều này hết sức nguy hại vì sẽ làm tổn thương khu vực hậu môn, từ đó phát sinh bệnh trĩ giai đoạn đầu- trĩ cấp độ 1, 2.
Thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý
Những người thường hay ăn đồ cay nóng; ít ăn rau xanh; thường xuyên lạm dụng chất kích thích và lười vận động là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội
Dấu hiệu
Bệnh trĩ nội giai đoạn đầu thường khó phát hiện, các dấu hiệu nhận biết cũng không rõ ràng khiến người bệnh khó phát hiện ra bệnh.
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ nội độ 1 thường là đi cầu ra máu. Lúc này máu chảy ít, thường chỉ có máu dính ở phân hay ở giấy vệ sinh.
Đau rát hậu môn: thông thường, cảm giác đau rát hậu môn xuất hiện trong và sau khi đi đại tiện.
Táo bón: tình trạng táo bón kéo dài làm nguwoif bệnh mệt mỏi, khó chịu.
Cách chữa bệnh trĩ nội độ 1, 2- bệnh trĩ nhẹ
Thông thường, trĩ cấp độ 1 và 2 là giai đoạn nhẹ nên việc điều trị sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn sau khi bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh và kê đơn thuốc cho người bệnh.
Bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc bôi, thuốc uống hoặc thuốc đặt hậu môn theo chỉ định của bác sĩ để làm giảm bớt các triệu chứng chảy máu, sưng rát hậu môn và chống viêm nhiễm.
Ngoài ra, có thể sử dụng một số bài thuốc chữa bệnh trĩ từ Đông y hay thuốc nam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh hiệu quả mà không cần thắt trĩ.
Một số bài thuốc đông y, bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ như: Chữa bệnh trĩ bằng lá diếp cá, dùng hạt gấc chữa bệnh trĩ, …
Lưu ý chữa bệnh trĩ nội độ 1
Trĩ cấp độ 1, 2 không phải là căn bệnh khó chữa. Tuy nhiên, bệnh cần được điều trị sớm và theo chỉ định của bác sĩ. Khi điều trị bệnh trĩ bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:
- Tăng cường bổ sung nhiều chất xơ và thực phẩm có tính nhuận tràng có trong các loại rau củ quả xanh, ngũ cốc nguyên hạt để giúp phân mềm và việc đi ngoài được thuận lợi hơn, giảm tình trạng sa trĩ.
- Uống nhiều nước để giúp chuyển hóa và đào thải cặn bã ra khỏi cơ thể.
- Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng; các chất kích thích sẽ gây kích ứng vùng hậu môn và không tốt cho cơ thể.
- Kiên trì điều trị và sử dụng thuốc theo đúng liệu trình bác sĩ hướng dẫn.
- Vệ sinh sạch sẽ khu vực bị trĩ để tránh viêm nhiễm xâm nhập khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
- Không đứng hoặc ngồi quá lâu để làm giảm áp lực tối đa cho hậu môn.
- Tập thói quen đi cầu hàng ngày vào một giờ nhất định và sau khi đi đại tiện để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa bệnh táo bón hiệu quả.
- Vận động thường xuyên mỗi ngày bằng các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, tập Yoga để hệ thống tuần hoàn máu được lưu thông, giảm bớt sự căng phồng của các búi trĩ.
Trên đây là chia sẻ của các bác sĩ tại Phòng khám trĩ Thái Hà về dấu hiệu và cách điều trị bệnh trĩ nội độ 1, 2. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hoặc cần được tư vấn chi tiết hơn các bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại 0365.115.116 – 0365.116.117 hoặc truy cập: http://khamtri.vn để được các bác sĩ tại đây tư vấn trực tiếp qua khung chát.