Những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại và cách nhận biết

Bệnh trĩ ngoại là một dạng của bệnh trĩ. Đây là căn bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Và không như bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại rất dễ nhận biết. Vì thế, người bệnh có thể nhận biết và điều trị sớm bệnh trĩ ngoại để quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn.

Bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại là hiện tượng căng và sưng phồng lên ở vùng da tại các nếp gấp của hậu môn, các búi trĩ ngoại được hình thành do các tĩnh mạch vùng hậu môn bị chèn ép quá mức hoặc do viêm nhiễm, tụ máu. Vị trí của những búi trĩ ngoại thường nằm phía dưới vùng lược, người bệnh có thể nhìn thấy búi trĩ dễ dàng bằng mắt thường. Mặc dù các búi trĩ ngoại không gây chảy máu như các búi trĩ nội nhưng lại có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Thông thường thì người bệnh do một số nguyên nhân nào đó mà chủ quan không điều trị khi bệnh còn nhẹ. Đến khi bệnh trĩ đã trở nặng thì mới lo lắng bắt đầu điều trị. Điều này có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm như viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu, giảm ham muốn tình dục, suy giảm trí nhớ, ung thư trực tràng…

Dấu hiệu nhận biết bện trĩ ngoại

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại rất dễ nhận biết. Dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ ngoại là hiện tượng chảy máu trong khi đi đại tiện, sa búi trĩ kèm theo cảm giác  đau, ngứa và rát. Tùy vào mỗi giai đoạn mà bệnh có những dấu hiệu nhận biết khác nhau.

Cụ thể triệu chứng bệnh trĩ ngoại đựơc chia làm 4 giai đoạn.

Trĩ ngoại giai đoạn 1: Các búi trĩ thò ra ngoài viền hậu môn, người bệnh sẽ có cảm giác hơi cộm cộm ở hậu môn. Nếu phát hiện được bệnh ở giai đoạn này, việc chữa trị vô cũng đơn giản.

Trĩ ngoại giai đoạn 2: Các tĩnh mạch phát triển thành các búi trĩ ngoằn ngoèo ngoài hậu môn.

Trĩ ngoại giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, các búi trĩ đã phát triển khá lớn làm tắc hậu môn, do đó khi đi đại tiện các búi trĩ sẽ bị cọ xát, gây ra hiện tượng chảy máu và đau đớn cho người bênh.

Trĩ ngoại giai đoạn 4: Búi trĩ bị viêm nhiễm, làm cho người bệnh bị đau rát và ngứa ngáy.

Vậy những nguyên nhân nào gây ra bệnh trĩ ngoại?

Những tác nhân gây nên bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại do nhiều nguyên nhân gây nên, đặc biệt là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý.

– Những người có chế độ ăn uống không hợp lý: khẩu phần ăn có ít chất xơ nhưng lại chứa nhiều chất béo và các thành phần cay nóng. Điều này hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hóa, gây kích ứng hệ tiêu hóa và hậu môn.

– Thói quen lười vận động, giữ nguyên tư thế trong thời gian dài. Điều này đặc biệt phổ biến với người có tính chất công việc phải ngồi nhiều, đứng nhiều như dân văn phòng, công nhân may, dân lái xe,…

– Áp lực gia tăng lên hệ thống tĩnh mạch và thành mạch tại hậu môn. Tình trạng này hay gặp với những người thường xuyên mệt mỏi, chịu áp lực cao hoặc tăng cân nhanh. Những người hay thức khuya, tập luyện tăng cân trong thời gian ngắn và các bà bầu là điển hình của trường hợp này.

– Thói quen đại tiện lâu. Khi đại tiện, các cơ ở hậu môn sẽ tiến vào trạng thái sẵn sàng, lượng máu dồn về khu vực này sẽ tăng lên để các cơ có thể co bóp. Thông thường thời gian đại tiện chỉ kéo dài khoảng 5 phút là lý tưởng. Tuy nhiên rất nhiều người hiện đang tranh thủ dùng điện thoại, chơi game hay đọc báo trong khi đại tiện, vô hình chung kéo dài thời gian dồn áp lực máu tại mạch máu vùng hậu môn.

– Những người mắc bệnh huyết áp, xơ gan, xơ động mạch, thành mạch yếu, người già… sẽ dễ mắc trĩ.

– Ngoài ra, nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh trĩ phải kể đến là táo bón. TÌnh trạng táo bón lâu ngày là tiền đề để bệnh trĩ phát triển.

>>> Xem thêm: cách chữa bệnh trĩ ngoại

Trên đây là một số thông tin về bệnh trĩ ngoại như nguyên nhân, cách nhận biết để từ đó mọi người có thể đặt ra cho mình những biện pháp phòng tránh phù hợp. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh trĩ ngoại hãy đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị sớm.

Share This Post

Post Comment