Tác dụng lá trầu không trong việc chữa bệnh trĩ

Lâu nay, mọi người vẫn quen với hình ảnh “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Nhưng lá trầu không không chỉ là một loại lá dùng để ăn mà nó còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Điển hình phải nhắc đến cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không vừa đơn giản lại tiết kiệm và tuyệt đối an toàn với người sử dụng.

tac-dung-la-trau-khong-chua-benh-tri

Lá trầu không có tác dụng gì?

Hôm nay các chuyên gia nam khoa tại đây sẽ chia sẻ các tác dụng mà lá trầu không mang lại đến với sức khỏe người bệnh như sau.

  • Lá trầu không bình thường có màu xanh sẫm, lá dày, hơi cứng, có mùi thơm đặc trưng.
  • Các tác dụng của lá trầu không như kháng viêm, trừ phong thấp, chống lạnh, hạ khí, tiêu đờm, sát trùng, tiêu viêm. Thường được dùng để chữa các chứng như cảm mạo, phong hàn, mụn nhọt, các dạng bệnh viêm nhiễm, đau nhức răng…
  • Những nghiên cứu gần đây còn cho thấy công dụng của lá trầu không gây ức chế nhiều chủng loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, khuẩn E.Coli và tác dụng làm lành vết thương nhờ khả năng thúc đẩy sự biểu mô hóa.
  • Khi kết hợp những dược tính này các nhà nghiên cứu đã nhận thấy có thể dùng lá trầu không để chữa bệnh trĩ.

Khám trĩ ở đâu tốt nhất tại Hà Nội

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Có nhiều cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không khác nhau. Có khi kết hợp với các loại dược liệu khác, có khi lại độc trầu không là đủ. Mỗi phương cách đều có những ưu điểm riêng của nó nhưng tựu chung lại đều giúp bệnh nhân mắc trĩ giảm triệu chứng rõ rệt trong thời gian ngắn.

  1. Cách 1: Xông hậu môn bằng lá trầu không

Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không loại bánh tẻ hoặc già (nhưng lá vẫn còn màu xanh) khoảng 20 lá rửa sạch để ráo nước tự nhiên và 1 thìa café muối tinh.

  • Cách làm: vò nhẹ lá trầu không để lá hơi nát, bỏ vào nồi nước đã chuẩn bị sẵn cùng với thìa muối. Nấu sôi khoảng 3 phút để cho tinh dầu lá trầu không tiết ra ngoài.
  • Bắt nồi nước xuống dùng hơi xông vào vùng hậu môn đến khi nước nguội.

Nước này có thể dùng để rửa hậu môn, lá trầu không lá nát có thể đắp trực tiếp lên vùng hậu môn để tăng cường hiệu quả chữa bệnh.

Một nồi nước khoảng 1 lít nước

  1. Cách 2: Lá trầu không kết hợp với hạt gấc, quả bồ kết và quả cau

Chuẩn bị: Lá trầu không, hạt gấc, quả bồ kết khô và quả cau tươi.

Cách dùng: Bạn rửa sạch các nguyên liệu trên và cho vào cối giã dập vừa phải để hoạt chất của quả có thể giải phóng tốt hơn khi đun sôi. Sau đó cho tất cả vào nồi nước và đun sôi, dùng xông hơi như cách 1, sau đó ngâm hậu môn khoảng 15 phút trong nước này và đắp phần bã lên hậu môn khoảng 5 phút sau đó. Sau khi tiến hành xong bạn không cần rửa lại với nước.

Lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không tuy có công hiệu cao nhưng chỉ có tác dụng với bệnh nhân mắc trĩ ở độ nhẹ (cấp độ 1 + 2).

  • Người bệnh phải kiên trì thực hiện tối thiểu 1 tháng, ngày làm 2 lần.
  • Làm vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trước khi xông hơi.
  • Các loại nguyên liệu cần được làm sạch và đảm bảo vệ sinh.
  • Không tự ý thay đổi nguyên liệu.

Bệnh trĩ là một căn bệnh đặc thù của bệnh hậu môn – trực tràng. Người bệnh phải gánh chịu nhiều đau đớn và khổ sở. Tuy nhiên, khi bệnh ở giai đoạn đầu thường không được phát hiện do vậy mà quá trình điều trị bệnh thường bị kéo dài và tốn kém hơn.

Với cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không người bệnh có thể dùng thường xuyên để hạn chế khả năng mắc bệnh trĩ của mình một cách hiệu quả.

Share This Post

Post Comment